Danh mục
Hỏi đáp
Đặt câu hỏi tại đây
-
Hiện nay 1 số chủ hàng chưa tin cậy và tính an toàn của tàu VR-SB đã được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam quản lý, giám sát, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật nên không thuê tàu VR-SB chở hàng; Đề nghị Bộ Giao thông vận tải. Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục đăng kiểm Việt Nam có tác động hữu hiệu với các cơ quan chức năng và các chủ hàng thuộc công ty liên doanh với nước ngoài tin tưởng vào tính an toàn kỹ thuật của tàu VR-SB đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận có đủ điều kiện chạy ven biển để khai thác, sử dụng phương tiện VR-SB có hiệu quả hơn
Công ty TNHH VTKD XNK Trường Nguyên
Trả lời:
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ làm việc với các cơ quan có liên quan và Sàn giao dịch vận tải Vinatrucking để đưa vận tải thủy lên sàn nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn hàng của các các chủ hàng trong đó có các chủ hàng có vốn liên doanh nước ngoài.
-
UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 2734/UBND-GT2 ngày 18/5/2016 v/v kiểm soát hoạt động của các phương tiện chở dăm gô theo ý kiến đề nghị của 09 doanh nghiệp và đề xuất của các cơ quan chức năng. UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép các phương tiện chở dăm gỗ đã tập kết tại vùng nước cảng Cái Lân được phép vào cảng bốc xốp hàng hóa, sau khi đã được các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định và có cam kết không tái phạm các hành vi vi phạm về an toàn giao thông thủy theo quy định, thời hạn thực hiện đến hết 31/7/2016. Đề nghị Cục ĐTNĐ có ý kiến với Cục Đăng kiểm về việc hướng dẫn chi tiết cụ thể về thiểt kế, điều kiện an toàn đối với phương tiện vận chuyển dăm gỗ để các doanh nghiệp thực hiện
Cảng vụ ĐTNĐ Quảng Ninh
Trả lời:
Đối với phương tiện thủy nội địa chở hàng trên boong (trong đó có dăm gỗ) đã có thiết kế được thẩm định, sẽ được đăng kiểm tra, cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định. Trường hợp phương tiện thiết kế chưa tính toán đến các trạng thái tải trọng chở gỗ dăm ở trên boong thì chủ phương tiện liên hệ với đơn vị thiết kế để thực hiện tính nghiệm chở gồ dăm phù hợp với quy định, gửi Đăng kiểm thẩm định và kiểm tra cấp hồ sơ đăng kiểm cho phương tiện.
-
Hiện nay trên vịnh Hạ Long có các xuồng cao tốc đăng ký trọng tải dưới 13 khách hoạt động dịch vụ chở khách trên vịnh Hạ Long không có hành trình điểm đi điểm đến cụ thể. Đề nghị có ý kiến về công tác quản lý các xuồng cao tốc hoạt động dịch vụ trên
Cảng vụ ĐTNĐ Quảng Ninh
Trả lời:
Hoạt động của tàu khách cao tốc đã được quy định cụ thể tại Thông tư 66/2014/TT-BGTVT ngày 12/11/2014 quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới. -
Hiện nay tại cảng khách Quốc tế Tuần Châu có hoạt động của phương tiện thủy phi cơ đón trả khách hàng ngày tại vùng nước của cảng trung bình 1 chuyến/ngày, công tác quản lý nhà nước lại càng chưa được thực hiện đối với phương tiện này. Đề nghị xem xét bổ sung các quy định quản lý cho phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông ĐTNĐ.
Cảng vụ ĐTNĐ Quảng Ninh
Trả lời:
Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn khai thác thủy phi cơ, bãi đáp thủy phi cơ trên mặt nước hiện đang lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan liên quan; Thông tư được ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý để quản lý hoạt động của thủy phi cơ.
-
Thanh tra giao thông các tỉnh phối hợp với lực lượng công an kiểm tra chủ các phương tiện tại các địa phương; khi phát hiện phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm, chưa có bằng lái, chứng chỉ chuyên môn thì yêu cầu chủ phương tiện cam kết thời gian thực hiện
Xí nghiệp đường Vị Thanh - Công ty CP mía đường Cần Thơ
Trả lời:
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ghi nhận và nghiên cứu nội dung kiến nghị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 24 Luật Giao thông đường thủy nội địa thì đối với phương tiện thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm, khi hoạt động trên đường thủy nội địa bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; thuyền viên người lái phương tiện phải có bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn phù hợp theo quy định
-
Để tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ các chủ phương tiện thủy thực hiện tốt việc đăng ký, đăng kiểm, học bằng lại, bằng máy, xin được kiến nghị: Đối với các phương tiện chưa đăng kiểm: tạo bản vẽ mẫu cho từng cấp tải trọng ghe để giảm chi phí trong việc thuê bản vẽ cho từng chiếc ghe
Công ty TNHH VTKD XNK Trường Nguyên
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 26 của Luật Giao thông đường thủy, khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải có hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định. Việc lập hồ sơ thiết kế để phù hợp với qui định hiện hành là trách nhiệm của chủ phương tiện. Hồ sơ thiêt kế đối với phương tiện có chiều dài từ 20 m trở lên, công suất từ 50 sức ngựa trở lên theo quy định lại QCVN 72:2013/BGTVT. Hồ sơ thiết kê đối với phương tiện có chiều dãi dưới 20 m, công suất dưới 50 sức ngựa theo quy định tại QCVN 25:2010/BGTVT.
Trước khi đóng mới phương tiện mà có thiết kế được thẩm định sẽ giúp cơ sở đóng mới phương tiện, đăng kiểm giám sát đảm bảo chất lượng và phù hợp với qui định. Chủ phương tiện thiết kế đóng nhiều phương tiện giống nhau tại một cơ sở chế tạo thì sẽ giảm được nhiều chi phí.
Để tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí thiết kế cho chủ phương tiện, để đăng kiểm hết các phương tiện đã đóng chưa vào đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chỉ đạo đăng kiểm tại các địa phương xây dựng mẫu định hình cho các phương tiện hiện có để áp dụng đăng kiểm cho phương tiện tương tự tại địa phương. Trước khi đóng mới, nếu chủ phương tiện muốn đóng phương tiện thuộc mẫu thì đến cơ quan đăng kiểm lựa chọn và đề nghị được sao thẩm định, đóng theo mẫu sao thẩm định thì sẽ giảm được chi phí lập hồ sơ thiết kế.
Trường hợp phương tiện lỡ đóng, nếu phương tiện thuộc dải mẫu thì liên hệ với cơ quan đăng kiểm địa phương, để lựa chọn mẫu đề nghị sao thẩm định để đăng kiểm theo qui định. Nêu phương tiện đóng mà không thuộc dải mẫu, thì phải lập lại hồ sơ, tính toán theo quy chuẩn kỹ thuật, kể cả trường hợp đóng không đúng thiết kế, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải sửa chữa để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn thì chi phí sẽ cao.
Các phương tiện mà Quí đơn vị nêu ra nếu là phương tiện lỡ đóng, chưa được đăng kiểm thì đề nghị lập danh sách phương tiện và đến cơ quan đăng kiểm địa phương liên hệ để có thể hướng dẫn chi tiết.
Những vấn đề có liên quan:
Thủ tục đăng kiểm phương tiện đã quy định tại Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Việc kiểm tra phương tiện theo quy định tại QCVN 72:2013/BGTVT, và QCVN 25:2010/BGTVT.
-
Trong thời gian chờ đợi khó khăn về thuyền viên ở trên của tàu VR-SB đề nghị Bộ GTVT, Cục ĐTNĐ lùi lại thời hạn thực hiện Thông tư 47/2015/TT-BGTVT đến tháng 9 năm 2016 để các doanh nghiệp có đội tàu VR-SB chạy tuyến dài có thời gian đào tạo, tuyển dụng các chức danh đủ về số lượng và chất lượng
Công ty TNHH VTKD XNK Trường Nguyên
Trả lời:
Ngay sau khi Bộ GTVT ban hành các quyết định công bố các tuyến vận tải ven biển, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã chủ động thông báo rộng rãi và có kế hoạch tổ chức đào tạo đội ngũ thuyền viên để đáp ứng nhu cầu của xã hội, tính đến nay số lượng thuyền viên được đào tạo đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội (theo số liệu thống kê, hiện nay trên cả nước có 747 phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB).
Mặt khác, khi tuyến vận tải VR-SB vào hoạt động, vấn đề bức xúc đặt ra là chưa có điều chỉnh quy định về định biên an toàn tối thiểu đối với loại hình vận tải này, từ đó gâv rất nhiêu khó khăn cho DN trong quá trình hoạt động. Vì vậy Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ra đời và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 là một bước tiến quan trọng trong việc tháo gỡ những khó khăn, tạo sự minh bạch nhằm hạn chế những tiêu cực trong quá trình khai thác vận tải tuyến ven biển.
-
Đề nghị Cục ĐTNĐ Việt Nam và Cục Hàng hải nên thống nhất được văn bản hướng dẫn việc sử dụng thuyền viên giữa tàu biển và tàu VR-SB để hỗ trợ khó khăn về nhân lực cho đơn vị có nhiều tàu VR-SB trọng tải lớn
Công ty TNHH VTKD XNK Trường Nguyên
Trả lời:
Cục ĐTNĐ Việt Nam tiếp thu, nghiên cứu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới.